Hỏi - đáp

Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái của tòa nhà (xưởng, khách sạn, ..), khi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện AC chuẩn với lưới điện (220V – 1 pha hoặc 380V-3pha). Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải trong tòa nhà.

Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và hệ thống giám sát online sẽ liên tục cập nhật các dữ liệu để kỹ sư Canadian Solar (và nhân viên bảo trì của khách hàng) theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

Hệ thống hòa lưới doanh nghiệp có hiệu quả về đầu tư?

Dựa trên các phân tích tài chính đầu tư, hệ thống điện mặt trời do Canadian Solar cung cấp sẽ giúp khách hàng hoàn vốn từ 5 năm (giá điện thương mại) đến 7 năm (giá điện sản xuất). Bên cạnh đó, dịch vụ Canadian Solar cam kết song hành cùng khách hàng để đảm bảo thời gian vận hành ổn định lên đến 25 – 30 năm. Hệ thống không những phù hợp với những khách hàng muốn đầu tư dài hạn, ít rủi ro mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp khách hàng với cộng đồng, từ đó gián tiếp tạo nên các giá trị khác.

Hệ thống hòa lưới có ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà?

Áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, mọi hệ thống do Canadian Solar cung cấp (bất kể công suất lớn nhỏ) đều được các kỹ sư khảo sát mặt bằng, kết cấu sau đó tiến hành thiết kế, tính toán chi tiết. Bản thiết kế này sẽ được trình và thảo luận với khách hàng trước khi tiến hành thi công.

Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, Canadian Solar còn tập trung vào tính thẩm mỹ của hệ thống đến từng chi tiết nhỏ (như khung giàn, dây cấp) để đảm bảo hệ thống đồng bộ với kiến trúc căn nhà và trở thành một niềm tự hào của gia chủ.

Chi phí đầu tư hệ thống NLMT khoảng bao nhiêu tiền?

Suất đầu tư trọn gói cho một hệ thống điện năng lượng mặt trời được dao động trong khoảng từ 25 – 27 triệu/kW. Chi phí này phụ thuộc vào mặt bằng lắp đặt, cũng như chiều dài các hệ thống dây cáp từ hệ dàn pin mặt trời đến điểm nối lưới. Các chi phí này sẽ được tính chính xác sau khi kỹ sư khảo sát thực địa.

Các hệ số nào cần cân nhắc khi tính bài toán đầu tư cho hệ thống ?

Thông thường, các chuyên viên quản lý dự án điện mặt trời của Canadian Solar sẽ hỗ trợ khách hàng phân tích đầu tư, tài chính để tìm phương án đầu tư phù hợp với nhu cầu. Việc tính bài toán đầu tư cần phải chính xác và khách quan với đầy đủ các hệ số đầu vào bom gồm:
1.Suất tăng giá điện bình quân năm: từ 5 -7,5%
2.Hệ số làm phát tại Việt Nam : khoảng 7-8%/năm
3.Khấu hao của hệ thống: 3%/năm
4.Suy giảm sản lượng đầu ra: 0,8%/năm

Hiện có hỗ trợ nào tư chính phủ cho việc đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời?
Ngày 12.9.2017, Bộ Công thương ban hành Thông tư 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời và Thông tư đã chính thức có hiệu lực vào ngày 26.10.2017.
Thông tư quy định các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD). Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm.
Tự lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời cần những gì?

Hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp đặt cho các hộ nhà dân bao gồm tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần inverter, hệ thống tủ điện chuyên dụng solar, cắt sét ac, dc… Hệ thống khung nhôm chuyên dụng cho mái ngói hoặc mái tôn, dây DC chống cháy chuyên dụng, và bộ dụng cụ lắp đặt dành riêng cho solar.